Home / BỆNH HỌC / Vạch trần sự thật nổi mẩn đỏ ở lưng nhưng không ngứa

Vạch trần sự thật nổi mẩn đỏ ở lưng nhưng không ngứa

Có thể thấy, đi kèm với triệu chứng nổi mẩn đỏ ở lưng luôn là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da. Tuy nhiên không phải lúc nào điều đó cũng xảy ra đồng thời. Bài viết này sẽ giúp bạn vạch trần sự thật nổi mẩn đỏ ở lưng nhưng không ngứa và những lưu ý trong cách chăm sóc tại nhà hiệu quả. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Bị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là do đâu?

 Nổi mẩn đỏ ở lưng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng

Nổi mẩn đỏ ở lưng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong nhiều trường hợp bệnh có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan vì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể như:

1. Giãn mạch máu
2. Nhiễm virus siêu vi
3. Viêm mao mạch dị ứng
4. Mề đay
5. Bệnh zona
6. Bị vết bớt bẩm sinh
7. Ban xuất huyết
8. U xơ da
9. Vẩy phấn hồng
10. Phát ban nếp gấp cơ thể
11. Phát ban do nhiệt
12. Dày sừng nang lông

Vì vậy, để điều mẩn đỏ hiệu quả người bệnh cần thăm khám, thực hiện các chẩn đoán chuyên môn để xác định chính xác bệnh lý mình đang gặp phải. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.

Mẹo dân gian điều trị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa tại nhà

 Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và không gian sống giúp hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và không gian sống giúp hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng

Trong trường hợp bị nổi mẩn đỏ mề đay ở lưng do dị ứng thông thường, không gây ngứa ngáy người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị dân gian như:

  • Chườm đá lạnh: Dùng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn vải bọc đá viên lại, rồi áp lên vùng da tổn thương khoảng 15-20 giây. Lặp lại hành động trong khoảng 10-15 phút.
  • Tắm với bột yến mạch: Cho một vài thìa bột yến mạch vào bồn tắm rồi ngâm vùng da tổn thương trong nước khoảng 15 phút, tắm sạch lại với nước.
  • Uống nước lá cây đinh lăng: Phơi khô lá đinh lăng, nấu 80g đinh lăng với 500ml nước đến khi cạn còn một nửa. Chắt nước cốt chia ra để dùng 2 lần/ngày

Lưu ý trong chăm sóc và phòng tránh nổi mẩn đỏ không ngứa ở lưng

 Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh

Một số lưu ý để chăm sóc và phòng tránh tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa:

  • Vệ sinh da thường xuyên, đúng cách: Nên sử dụng các sản phẩm dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ hoặc tắm nước lá thảo dược.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể với thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin,… Không nên sử dụng các chất kích thích, thực phẩm dễ gây kích ứng như đồ cay nóng, hải sản, rượu bia,…
  • Rèn luyện thể dục thể thao: Tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, loại bỏ mầm bệnh.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: người trưởng thành cần bổ sung 2-3 lít nước/ngày. Nên uống thêm các loại nước ép rau củ, nước trái cây hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.
  • Bảo vệ da khỏi tác động xấu của môi trường: Hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Sử dụng kem chống nắng, các vật dụng che chắn da khỏi ánh nắng mặt trời.

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là tình trạng rất thường gặp. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý ngoài da như viêm da tiếp xúc, mề đay, hăm da,… nhưng cũng có thể là triệu chứng nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể như giãn mao mạch máu, khối u máu, ung thư da,… Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị đúng cách.