Home / BỆNH HỌC / Làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ?

Làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ?

Da của trẻ sơ sinh rất mong mảnh và nhạy cảm, vì vậy bé rất hay bị mẩn đỏ tại các khu vực cổ, mặt, bẹn, hậu môn, kẽ chân, kẽ tay… Trong các loại mẩn ở trẻ thì mẩn đỏ ở cổ là chứng bệnh thường gặp nhất. Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

03 nguyên nhân chính khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ

Trẻ sơ sinh rất hay bị nổi mẩn đỏ ở cổ
Trẻ sơ sinh rất hay bị nổi mẩn đỏ ở cổ

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh rất dễ bị mẩn đỏ ở cổ tấn công và 3 “thủ phạm” dưới đây chính là “kẻ” khiến trẻ khổ sở vì bệnh lý này.

– Vết cò mổ:

Trong vòng vài tháng sau sinh, cổ của bé có thể xuất hiện những đốm màu hồng nhỏ. Những vết này thường không cần can thiệp và sẽ tự mất đi. Cò mổ cũng là nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng mẩn đỏ ở cổ ở trẻ.

Nấm da:

Vùng cổ của trẻ thường hay có vết gấp chồng lên nhau, khi trẻ bú hoặc tắm, sữa và nước bị chảy vào các vết gấp này nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ gây dư thừa độ ẩm và mồ hôi ở cổ, tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển, gây lên hiện tượng nổi mẩn đỏ ở cổ.

Thời tiết:

Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, thời tiết hanh khô dễ khiến da bé bị rôm sẩy. Rôm sẩy thường nổi trên vùng cổ, lưng, ngực… của trẻ, khiến cổ trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy, khó chịu.

Khi nào trẻ bị mẩm đỏ ở cổ cần phải đi khám?

Thông thường, các vết mẩn đỏ nổi trên cổ trẻ sẽ tự khỏi nếu mẹ vệ sinh đúng cách cho trẻ. Nhưng trong 1 số trường hợp cá biệt sau đây, mẹ cần mang trẻ đến các cơ sở uy tín khám chữa bệnh, để đảm bảo an toàn cho trẻ:

+ Trẻ mệt mỏi, quấy khóc liên tục, bỏ ăn.

+ Vết mẩn đỏ ở cổ có mủ kèm theo sốt.

+ Vết mẩn đỏ khi mẹ dùng tay ấn không biến mất, rất có thể bé đang bị xuất huyết dưới da…

Cách phòng chứng nổi mẩn đỏ ở cổ trẻ

Sữa mẹ tăng sức đề kháng cho bé rất tốt trong những năm tháng đầu đời
Sữa mẹ tăng sức đề kháng cho bé rất tốt trong những năm tháng đầu đời – Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ

>>> Xem thêm: Trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở chân và cách điều trị

Để trẻ không bị mẩn đỏ ở cổ “hành hạ”, các mẹ bỉm cần nằm lòng những tips sau:

– Khi cho trẻ bú, không để sữa bắn vào vùng cổ của trẻ. Nếu bị rớt sữa vào cổ thì sau khi cho trẻ bú xong cần vệ sinh vùng cổ cho bé sạch sẽ, giúp cổ bé không bị nhiễm nấm, hăm…

– Vệ sinh, lau khô vùng cổ nói riêng và các vùng khác trên cơ thể trẻ nói chung sau khi tắm.

– Mặc áo thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, đảm bảo không để trẻ bị đổ mồ hôi và đọng lại mồ hôi tại các nếp gấp trên da cổ bé.

– Không giặt quần áo của trẻ bằng những loại xà phòng có chất tẩy rửa quá mạnh.

– Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé, giúp bé không bị nhiễm khuẩn từ nguồn nước.

– Đảm bảo không gian sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.

– Ngừng sử dụng các sản phẩm vệ sinh hàng ngày của trẻ có chứa các thành phần hóa chất như chất tẩy rửa, kích ứng…

– Không tự ý tắm các loại lá theo dân gian cho trẻ, nên sử dụng các sản phẩm bột tắm thảo dược, được các bác sĩ kiểm chứng về an toàn và khuyên dùng.

– Không tự ý sử dụng thuốc và kháng sinh nếu chưa được chỉ định của bác sĩ

Theo các bác sĩ, da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, vết chàm, những hạt mụn li ti trên da là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ em bé nào dưới 1 tuổi. Do đó, khi bé có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu chính xác xem bé gặp vấn đề gì để có cách điều trị nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất.

Sapao viết tệ, phải sửa nhiều

Cả phần này viết ko có tâm, câu cú ko liên quan đến nhau

XEM THÊM: Trẻ bị nổi mụn nước gây ngứa khắp người