Khi trẻ bị mẩn ngứa toàn thân là triệu chứng của bệnh gì? Nó có thể là ngứa do thời tiết thay đổi, dị ứng với một số thành phần có trong sữa mẹ, đồ vật xung quanh của trẻ… Chính vì vậy, khi thấy trẻ có triệu chứng ngứa toàn thân và nổi mẩn đỏ, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Các bệnh liên quan đến triệu chứng ngứa toàn thân
Một trong những nguyên nhân dẫn đến ngứa toàn thân ở trẻ sơ sinh là do trẻ quá béo. Trẻ sơ sinh béo phì, phần da ở các bộ phận như cổ, bẹn, tay, chân… không thoáng khí, các lỗ chân lông bị che khít làm cho mụn đỏ nổi lên gây ra hiện tượng ngứa.
Dị ứng với mỹ phẩm: đây là nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn đến bệnh ngứa toàn thân. Triệu chứng có thể nhận ra rõ rệt là da bị nổi mẩn đỏ, xuất hiện nhiều mụn, ngứa ngáy.
Dị ứng với thời tiết: đây là do căn bệnh viêm da cơ địa gây ra. Khi thời tiết thay đổi nhất là trong giai đoạn chuyển mùa da trở nên khô ráp, đóng vảy gây ngứa lòng bàn tay và nổi mẩn đỏ ngứa ở tay nhất là về đêm.
Dị ứng thực phẩm: ở một số trẻ có cơ địa yếu kém thường rất dễ bị dị ứng ngứa toàn thân với thực phẩm. Cho nên chỉ cần trẻ ăn phải một loại thức ăn nào đó hoặc trong sữa mẹ có thành phần nào đó gây dị ứng lập tức trẻ sẽ có phản ứng nổi mẩn đỏ khắp cơ thể và bị ngứa ở những vùng nổi mẩn đó.
Cơ thể trẻ bị bệnh ghẻ tấn công: Bệnh ghẻ do kí sinh trùng sống dưới da gây ra. Đây là bệnh lây lan nên trẻ có thể sẽ bị lây từ những người sống xung quanh. Ngứa do ghẻ thường xuất hiện nhiều về đêm làm cho trẻ mất ngủ triền miên, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Rãnh ghẻ dưới da, xuất hiện nhiều ở các kẽ dưới da như kẽ tay, chân, cổ tay, khuỷu tay, nách, cổ, gáy, bộ phận sinh dục. Con cái ghẻ và những đường rãnh do chúng tạo ra chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Chúng hoạt động, di chuyển và gây ra hiện tượng ngứa làm cho trẻ sẽ có phản ứng gãi liên tục, lở loét và trầm trọng hơn nếu không điều trị.
Trẻ có thể nổi mẩn ngứa khi da tiếp xúc với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng. Nếu trong gia đình có tiền sử bị viêm da tiếp xúc, trẻ càng có nguy cơ cao.
Một số loại côn trùng như bọ chó, bọ mèo cắn cũng khiến trẻ bị mẩn ngứa.
Nhiều mụn ngứa hay mọc vào mùa hè, có thể tự khỏi dần dần, một số ít trẻ bị kéo dài đến tuổi nhi đồng, thậm chí đến tuổi thanh thiếu niên.
Xem thêm:
Lưu ý khi trẻ bị mẩn đỏ ngứa toàn thân

Cách xử lý khi bé bị mẩn ngứa
– Luôn đảm bảo vệ sinh da cho trẻ sao cho lúc nào cũng sạch sẽ. Không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công. Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.
– Việc tắm cho trẻ cũng rất cần thiết để giảm bớt mẩn ngứa. Các mẹ nên tắm cho bé đều đặn hàng ngày bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Việc làm này giúp cho da bé loại bỏ được những chất bụi, bẩn, mồ hôi, bong da,… không mong muốn, giữ cho da bé khô thoáng, đồng thời giúp chống viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa hiệu quả. Từ đó khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn.

– Không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ. Tránh thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ. Các mẹ nên chú trọng đến việc chống nắng cho bé khi đi ra ngoài bằng mũ, nón rộng vành vì ánh nắng sẽ tạo điều kiện cho rôm sẩy phát triển hơn; cho bé uống nước đều đặn. Sử dụng quần áo làm từ vải cotton cho bé là hợp lý nhất. Những loại vải này mềm, không gây ngứa, thông thoáng và quan trọng là không độc hại đối với da bé. Nên tránh mặc vải len cho bé vì dễ gây ngứa và dị ứng. Cũng không nên đắp chăn quá dày cho bé.
– Nếu tình trạng bé bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sảy dày đặc, đỏ, kéo dài … , các mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa da liễu để khám và điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc bôi hoặc giữ con lại ở nhà tự chữa, vì có thể làm bệnh nặng thêm, chưa kể các biến chứng có thể gây ra cho bé. Không nên dùng loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm, hết sức thận trọng khi dùng đường uống.
Tham khảo:
>>> Da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa
>>> Trẻ bị nổi mụn nước gây ngứa khắp người
Đăng bởi: http://manngua.com/