Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị nóng trong người sẽ có dấu hiệu nổi mụn nhọt khắp người kèm theo ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và sự phát triển của bé. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nhọt do nóng trong chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý cũng như do hệ miễn dịch suy yếu.
Đặc biệt do chức năng gan và thận của bé đang trong quá trình hoàn thiện nên không thể đào thải hết được các độc tố trong cơ thể, các độc tố này tích tụ lâu trong người sẽ dẫn tới nóng trong. Ngoài ra nếu mẹ ủ con quá kỹ, mặc quần áo dày hoặc môi trường sống quá nóng bức cũng sẽ dễ gây nóng trong người.
Triệu chứng điển hình khi trẻ bị nóng trong đó là trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên người, sau đó sẽ phát triển thành mụn mủ, mụn nhọt kèm theo nhiệt miệng. Các mụn này có thể mọc ở khắp các vị trí trên cơ thể nhưng thường tập trung ở da đầu, cổ, lưng, chân, tay… mụn mọc riêng lẻ hoặc từng mảng thậm chí có trường hợp còn to như quả chanh.
Xem thêm:
Điều trị nổi mẩn đỏ trên da và ngứa bằng phương pháp dân gian
Các bước xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn do nóng trong người
– Thứ nhất, mẹ cần phải thay đổi ngay chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Bởi với bé sơ sinh thì sữa mẹ chính là nguồn thức ăn chính, khi mẹ ăn nhiều đồ nóng thì sữa nóng nên khi bú vào khiến trẻ sơ sinh bị mọc mụn do nóng trong. Bởi vậy bạn cần:
+ Lựa chọn ăn nhiều các loại đồ ăn và thực phẩm có tính mát, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, củ quả có lợi cho tiêu hoá và sức khoẻ của bé.
+ Tăng cường uống nhiều nước, đặc biệt uống thêm cả nước ép trái cây.
+ Bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng và giúp bé giải nhiệt.
+ Nên hạn chế ăn các thực phẩm có tính cay nóng, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chất đạm. Không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các loại đồ uống có cồn, chất kích thích…
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ và nguyên nhân mẹ không thể ngờ tới
– Thứ hai, khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho con
Lúc này khi mọc mụn trên da bé sẽ rất ngứa ngáy khó chịu, vì thế mẹ cần tắm rửa, lau người thường xuyên cho con bằng nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội. Tắm rửa sạch sẽ sẽ giúp bé đỡ ngứa, quan trọng hơn là tránh cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng mụn mủ.
Lưu ý trong quá trình tắm rửa cần lau nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước hoặc vỡ mụn mủ, nhất là với trường hợp trẻ em bị mụn nhọt trên đầu mà không cẩn thận, lau mạnh sẽ dễ vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào màng não, gây viêm màng não hoặc áp xe não, gây nguy hiểm tới sức khoẻ của trẻ.
– Tiếp theo, khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nhọt mẹ cần mặc quần áo thoáng mát cho con
Tốt nhất là mẹ nên cho con mặc quần áo bằng chất liệu vải cotton vừa mềm mịn, không gây cọ sát da mà còn giúp thấm hút mồ hôi tốt, tạo độ thông thoáng cho da bé, giúp cơ thể giải nhiệt tốt. Đồng thời cần cho bé nằm ở những nơi thoáng mát, mát mẻ, có thể bật quạt qua lại dể giúp cơ thể bé mát hơn.
– Cho bé tắm với các nước lá
Khi cơ thể con mọc mụn thì mẹ có thể dùng lá khế, lá kinh giới, sài đất, trà xanh… đem rửa sạch, cho vào nồi nấu rồi pha ra chậu cho con tắm mỗi ngày. Cách này không chỉ giúp làm mát da bé mà còn giúp chống viêm và kháng khuẩn mụn rất tốt.
– Không tự tiện bôi thuốc khi trẻ sơ sinh bị mọc mụn
Để giúp con nhanh hết mụn mà nhiều người đã tự ý mua thuốc về bôi, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng bạn không nên dùng thuốc bởi da bé sơ sinh rất nhạy cảm nên dùng thuốc sẽ không tốt. Đặc biệt cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.
Với những trường hợp mà mụn bị vỡ, lở loét tuyệt đối không dùng thuốc hoặc tắm với các nước lá bởi như vậy sẽ gây nhiễm trùng. Lúc này cách tốt nhất là đưa trẻ tới gặp bác sỹ để có hướng điều trị tốt nhất.
Đăng bởi: manngua.com