Theo các chuyên gia y tế, sở dĩ trẻ bị mụn nhọt ở đầu hơn so với những vị trí khác là do da đầu là bộ phận có chứa nhiều tuyến mồ hôi nên dễ đổ mồ hôi và ma sát. Do đó chỉ cần bé vận động nhiều hoặc là nằm ngủ quá lâu cũng dẫn tới chảy nhiều mồ hôi làm ướt tóc.
Nếu như cha mẹ không chú ý lau khô da đầu cho bé kịp thời hoặc là vệ sinh gội đầu thường xuyên thì sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập và tấn công da đầu, từ đó hình thành mụn nhọt.
ĐỌC THÊM:
Trẻ bị mụn nhọt ở đầu có nguy hiểm không?
Các mẹ cần biết rằng, khác với những mụn mẩn mụn nhọt thường do vi khuẩn gây ra. Lúc mới đầu mụn nhọt chỉ xuất hiện là các nốt mụn nhỏ li ti, có màu đỏ hoặc hồng đỏ, hoặc đôi khi đó chỉ là các mụn rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ nhưng nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành mụn mủ.
Khi bị mụn nhọt tức là ở bên trong mụn có chứa nước hoặc mủ, có cả vi khuẩn. Các mụn nhọt mọc trên đầu thường là do tụ cầu khuẩn và thường gặp nhất là tụ cầu vàng gây ra. Số lượng mụn nhọt có thể mọc riêng lẻ hoặc từng mảng, mọc một hoặc nhiều cái tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. Kích thước mụn cũng có sự khác nhau, có nhiều trường hợp chỉ to bằng hạt chanh nhưng cũng có bé bị nổi nhọt to như quả chanh.
Khi trẻ bị mụn nhọt ở đầu thì bạn tuyệt đối không nên coi thường, bởi thời gian đầu đối với những bé có sức đề kháng tốt thì vi khuẩn sẽ chỉ khu trú ở bên trong nốt mụn nhọt và chưa gây nhiều nguy hiểm. Nhưng khi sức đề kháng của bé bị suy yếu, nhất là khi ốm đau hoặc thời tiết thay đổi thì vi khuẩn này sẽ có điều kiện hoành hành, chúng kích thích tổn thương vỡ mủ, gây lở loét và bội nhiễm.
Nghiêm trọng hơn khi trẻ bị mụn nhọt trên đầu thì vi khuẩn này có thể tấn công vào máu, từ đó gây nhiễm trùng huyết. Khi bị nhiễm trùng huyết thì bé thường có triệu chứng bị sốt cao lên tới 40 độ C, và nếu cha mẹ mà không xử lý kịp thời khiến nhiễm độc bùng phát thì còn có thể khiến cho bé bị sốc do độc tố vi khuẩn gây ra.
Và thực tế đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị nổi mụn nhọt trên đầu sau đó bị nhiễm trùng huyết, rồi vi khuẩn lại tấn công vào trong màng não. Càng để lâu sẽ gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, điếc, viêm phổi, áp-xe phổi… đe doạ tới tính mạng của trẻ và thậm chí là gây tử vong nếu phát hiện muộn.
Hướng xử lý khi trẻ bị mụn nhọt trên đầu:
– Nếu như trên đầu bé có ít mụn nhọt, số lượng khoảng vài cái thì mẹ có thể dùng cồn iốt bôi vào đúng chỗ bị nhọt hoặc là dùng cao tiêu nhọt để dán lên nhọt. Chờ tới khi nhọt mềm ra thì đến cơ sở y tế để chích mủ rồi bôi thuốc sát khuẩn là sẽ khỏi.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng da đầu cũng như toàn thân cho bé mỗi ngày bằng nước ấm hoặc là nước đun sôi để nguội. Khi vò đầu thì nên nhẹ nhàng để tránh vỡ mụn nhọt.
– Cho bé ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ để tránh da đầu tiết mồ hôi. Đồng thời cắt móng tay cho bé và vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ nhằm tránh để gãi vỡ mụn mủ.
– Với trường hợp mụn có mủ to, bị vỡ thì không được tắm bằng nước lá hoặc bất cứ thuốc bôi gì, cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
– Ngoài ra mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Đăng bởi: manngua.com