Home / BỆNH HỌC / Trẻ bị nổi mẩn ngứa phải làm sao?

Trẻ bị nổi mẩn ngứa phải làm sao?

Tình trạng Trẻ bị nổi mẩn ngứa không phải là hiếm gặp, thậm chí có nhiều trường hợp bệnh còn tái phát liên tục, hết đợt này đến đợt khác khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên đa phần các ông bố bà mẹ lại không biết cách xử lý đúng đắn khi con bị bệnh hoặc thậm chí chủ quan bỏ qua.

Theo các chuyên gia trẻ bị nổi mẩn ngứa thường xuất hiện ở các vị trí như hai bên má, cổ, lưng, vai. Khi mắc bệnh, bạn sẽ thấy xuất hiện các nốt nhỏ có mảu đỏ hoặc đỏ hồng trên vùng da bị mẩn ngứa, trẻ thường đưa tay lên gãi do ngứa, thậm chí gãi mạnh còn gây xước da. Nếu kéo dài thì các mẩn đó sẽ mọng nước, vỡ ra chảy nhiều nước vàng rồi đóng vảy. Đồng thời trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc, ăn ngủ không yên, khó chịu, ảnh hưởng lớn tới tâm lý và sự phát triển thể chất của trẻ.

Trẻ bị nổi mẩn ngứa phải làm sao?

1, Bước đầu tiên cần tìm hiểu xem nguyên nhân nổi mẩn ngứa ở trẻ là do đâu?

Bạn nên biết rằng trẻ bị nổi mẩn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn cần kiểm tra xem là do nguyên nhân nào thì mới có hướng xử lý tốt, ví dụ như:

– Nổi mẩn ngứa do sữa mẹ hoặc là do sữa ngoài đang uống.

Trẻ bị nổi mẩn ngứa phải làm sao?
Trẻ bị nổi mẩn ngứa phải làm sao?

– Có phải bị mẩn ngứa sau ăn phải các thức ăn lạ như tôm, sò, cua, ốc.

Trẻ bị mẩn ngứa khắp người có thể do ăn các loại hải sản
Trẻ bị mẩn ngứa khắp người có thể do ăn các loại hải sản

– Bị mẩn ngứa do thời tiết, cha mẹ cần chú ý quan sát thời tiết xung quanh xem liệu con bạn có phải do mắc chứng này hay không.

Bị mẩn ngứa do thời tiết
Bị mẩn ngứa do thời tiết

– Mẩn ngứa do bọ chó, bọ mèo cắn hoặc do các loại lông bay ra từ áo len, thảm.

Bé bị nổi mẩn ngứa do côn trùng cắn
Bé bị nổi mẩn ngứa do côn trùng cắn

Xem thêm: Cảnh giác khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người

2, Tiếp đó, cần phải biết cách chăm sóc khi tre noi man ngua

– Bạn cần phải tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ da cho bé. Theo đó bé cần phải được tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm hoặc nấu nước các loại lá (như lá khế, lá trà xanh, lá kinh giới, mướp đắng…) sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy hiệu quả.

– Bên cạnh đó cần giữ cho làn da của con luôn khô ráo, tốt nhất là cho bé mặc quần áo rộng bằng chất vải cotton, nếu bé toát nhiều mồ hôi thì nên dùng khăn xô thấm sạch.

– Không được để trẻ dùng tay gãi lên vùng nổi mẩn bởi nếu làm như vậy sẽ khiến tổn thương nặng hơn và dễ bị nhiễm viêm nhiễm, thậm chí làm lây lan viêm rộng hơn.

– Tuyệt đối không dùng bất cứ loại nước rửa hoặc xà phòng nào để tắm cho trẻ bởi chúng đều chứa hoá chất sẽ làm tăng nặng thêm tình trạng mẩn ngứa ở trẻ em.

– Cho trẻ tránh xa chó, mèo, phấn hoa, thảm len… các tác nhân này sẽ càng gây kích ứng và khiến cho tình trạng nổi mẩn nặng hơn.

– Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống hoặc bôi bất cứ loại thuốc nào, tốt nhất là nên tìm đến gặp bác sỹ chuyên khoa để kiểm tra chính xác rồi dùng thuốc theo chỉ định.

3, Cho trẻ ăn uống đúng cách

Tình trạng nổi mẩn ngứ ở trẻ em sẽ sớm biến mất nếu như bạn biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống cho con. Cụ thể khi trẻ bị nổi mẩn ngứa bạn nên:

– Cho con ăn các thức ăn nhạt, không ăn thức ăn quá mặn bởi như vậy sẽ khiến cho tình trạng mẩn ngứa kéo dài và nặng hơn.

– Nên sử dụng các loại dầu thực vật để chế biến món ăn thay vì dầu mỡ động vật.

– Ưu tiên cho con ăn các món luộc hấp hoặc hầm hơn là xào chiên, rán, đồ nướng, quay… như vậy sẽ vừa giúp tiêu hoá tốt mà còn hấp thu tốt hơn.

– Cho bé ăn cháo đậu xanh, cháo bách hợp, giúp làm mát và giải nhiệt cơ thể tốt.

– Cho con uống nhiều nước lọc, uống nước ép hoa quả, cung cấp vitamin C để tăng sức đề kháng giúp bé sớm khỏi bệnh.

Ngoài ra khi trẻ nhỏ bị nổi mẩn ngứa kéo dài, nhiều ngày không khỏi cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để tiến hành thăm khám và có hướng xử lý phù hợp cũng như hiệu quả nhất.

Nguồn: manngua.com