Do da trẻ rất mỏng và rất nhạy cảm cộng thêm việc thời tiết nắng nóng thay đổi thất thường khiến da bé rất dễ nổi mẩn ngứa gây ngứa ngáy khó chịu. Để giúp con mau chóng hết ngứa thì nhiều bậc phụ huynh đã sử dụng các loại thuốc trị ngứa cho trẻ em. Vậy thì các loại thuốc đó là gì? Sử dụng có hiệu quả không?
Trẻ bị ngứa thường là do da bé bị viêm cấp hoặc mạn tính, do rôm sảy, mụn nhọt, nổi mẩn mề đay, dị ứng hoặc cũng có thể do hăm tã dẫn tới ngứa. Thông thường khi bị ngứa sẽ kèm theo cả nổi mụn mẩn trên bề mặt da, các mụn có thể mọc riêng lẻ hoặc là thành từng mảng. Mụn ngứa có thể mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể, tuy nhiên tập trung nhiều ở những nơi tiết nhiều mồ hôi như mặt, chân, tay, lưng, ngực, mông, da đầu…
Tình trạng ngứa ngáy khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên giấc, thường xuyên quấy khóc và cáu gắt, bỏ ăn bỏ bú, không tăng cân hoặc bị gầy sút cân. Nghiêm trọng hơn nếu cứ kéo dài thì trẻ sẽ dùng tay gãi gây nhiễm trùng, viêm nhiễm da và dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm khác.
Thuốc trị ngứa cho trẻ em bằng thuốc tây:
Một số nhóm thuốc thường được dùng để trị ngứa cho trẻ phải kể đến như:
+ Nhóm thuốc crotamiton: đây là thuốc chữa mẩn ngứa ở dạng thuốc mỡ, chuyên dùng để bôi ngoài da, giúp làm giảm ngứa và giảm tình trạng bội nhiễm cho trẻ. Thuốc có tác rất dụng nhanh và tác dụng trong khoảng 6 giờ. Mẹ chỉ cần thoa nhẹ kem 2-3 lần cho trẻ mỗi ngày đến khi hết ngứa thì thôi. Đặc biệt loại thuốc này có thể diệt được cái ghẻ, mẹ có thể sử dụng để điều trị được bệnh ngứa do ghẻ gây ra
+ Nhóm thuốc steroid: nhóm thuốc này có thể dùng ở dạng uống hoặc tiêm hay bôi ngoài da. Tuy nhiên với trẻ nhỏ được khuyến cáo là chỉ nên dùng bôi ngoài da, có tác dụng chống viêm, chống ngứa và chống phù nề rất tốt.
+ Nhóm thuốc kháng histamin: thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả chứng dị ứng, mẩn ngứa, tuy nhiên thuốc chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không chữa được nguyên nhân.
Lưu ý khi dùng thuốc tây để chữa ngứa cho trẻ: các loại thuốc tây bôi ngoài da chỉ có công dụng giảm ngứa, giảm sưng chứ không giảm được tình trạng nổi mẩn, vì thế bệnh có thể tái phát nhiều lần sau đó. Hơn nữa khi dùng nhiều thì bé dễ gặp phải các tác dụng phụ như mệt mỏi, bỏ ăn, nôn trớ. Nhất là với trường hợp bị nổi mẩn ngứa trên mặt hoặc đầu thì không nên bôi bởi nếu dây vào mắt hoặc mũi sẽ rất nguy hiểm.
Thuốc trị ngứa cho trẻ em bằng Đông y:
So với dùng thuốc tây thì các bài thuốc Đông y được nhiều mẹ tin dùng hơn bởi sự an toàn, cho trẻ nhỏ. Cụ thể:
+ Trị mẩn ngứa ở trẻ với lá ngải cứu: ngải cứu không chỉ có thể chữa được đau đầu, đau họng, giải cảm,… mà còn giúp điều trị mẩn ngứa, viêm da rất tốt. Vì thế mẹ có thể lấy lá ngải cứu đem rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu. Pha nước này ra chậu cho bé tắm hàng ngày là sẽ nhanh hết ngứa.
+ Chữa ngứa bằng lá khế: cách này khá đơn giản mà giúp bé sớm hết ngứa ngáy. Theo đó mẹ lấy 1 nắm lá khế đem rửa sạch, bỏ phần gân cứng rồi đem giã nát đem hòa vào nước ấm cho bé tắm hàng ngày, thực hiện 3 – 4 ngày liên tiếp sẽ thấy hiệu quả.
+ Dùng lá trầu không: loại lá này được ví như thuốc kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống viêm, sát trùng và diệt khuẩn rất tốt nên giúp trị mẩn ngứa hiệu quả. Vì thế mẹ có thể dùng lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi nấu rồi cho bé tắm mỗi ngày.
Nếu như đã áp dụng tất cả thuốc trị ngứa cho trẻ em ở trên mà không hiệu quả, mẩn ngứa càng nổi nhiều hơn, trẻ bỏ ăn, sụt cân, thậm chí da có dấu hiệu mưng mủ thì bạn cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất. Không nên kéo dài bởi có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Đọc thêm:
Trẻ bị nổi mẩn ngứa phải làm sao?