Warning: include(/home/commanngua/domains/manngua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache-base.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/manngua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 79

Warning: include(): Failed opening '/home/commanngua/domains/manngua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache-base.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/manngua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 79

Warning: include_once(/home/commanngua/domains/manngua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/ossdl-cdn.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/manngua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 101

Warning: include_once(): Failed opening '/home/commanngua/domains/manngua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/ossdl-cdn.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/manngua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 101
Trẻ bị mụn ở mặt có phải do rôm sảy không? Điều trị như thế nào?
Home / BỆNH HỌC / Trẻ bị mụn ở mặt có phải do rôm sảy không? Điều trị như thế nào?

Trẻ bị mụn ở mặt có phải do rôm sảy không? Điều trị như thế nào?

Mọc mụn trên mặt là hiện tượng rất hay gặp ở những bé sơ sinh khiến nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng. Rất nhiều người cho rằng trẻ bị mụn ở mặt là do rôm sảy số khác thì lại hoài nghi.

Trẻ bị mụn ở mặt có phải do rôm sảy không?
Trẻ bị mụn ở mặt có phải do rôm sảy không?

Trẻ bị mụn ở mặt có phải do rôm sảy không?

Theo các chuyên gia bệnh rôm sảy là bệnh rất hay gặp ở bé sơ sinh, ở tuần đầu tiên sau khi bé chào đời. Nguyên nhân dẫn tới rôm sảy chủ yếu là do ống dẫn mồ hôi ở trẻ chưa trưởng thành, vẫn trong quá trình hoàn thiện, khả năng bài tiết mồ hôi kém nên dễ bị tồn đọng mồ hôi trên da, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây rôm sảy.

Ngoài ra một số nguyên nhân khác gây ra bệnh như do thời tiết nắng nóng, do trẻ được ấp trong lồng kính, do trẻ mặc quần áo dày và bí bách, do trẻ nằm lâu trên giường hoặc không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cũng rất dễ mắc bệnh.

Khi bị rôm sảy bạn có thể thấy trên da bé mọc các mụn nhỏ li ti có màu hồng đỏ hoặc hơi đỏ, mụn cứng và có thể là có nước bên trong, các mụn này cũng dễ bị vỡ chảy nước rồi đóng vảy khô, khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Các mụn này có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như mặt, ngực, lưng, bắp tay, bắp chân.

Rôm sảy kéo dài mà không được chăm sóc tốt sẽ lan rộng sang các vùng xung quanh thậm chí còn tạo mủ, làm sưng hạch bạch huyết, khiến trẻ sốt cao, bỏ bú, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng lớn tới tâm lý và sức khoẻ của bé.

Tuy nhiên trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mặt không chỉ là dấu hiệu của bệnh rôm sảy mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh khác như bệnh chốc, chàm sữa (lác sữa), phát ban, hạt kê, mụn sữa… Do đó bạn có thể đưa bé đi gặp bác sỹ để xác định đúng tình trạng bệnh.

Lưu ý về hình dạng và biểu hiện của các loại mụn trên mắt trẻ sơ sinh:

nang kê, mụn kê
nang kê, mụn kê
Cũng có thể là mụn sữa (Kê sữa, nang sữa)
Cũng có thể là mụn sữa (Kê sữa, nang sữa)
Cũng có thể là mụn mủ, mụn chàm sữa khiến trẻ bị mụn ở mặt
Cũng có thể là mụn mủ, mụn chàm sữa khiến trẻ bị mụn ở mặt

Trẻ sơ sinh bị mọc nhiều mụn ở mặt phải làm sao?

Nếu như trẻ sơ sinh bị mụn ở mặt mà do rôm sảy gây ra thì cha mẹ cần chú ý:

– Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng mặt cũng như toàn thân cho con bằng nước sạch và hơi ấm càng tốt. Nhẹ nhàng lau để làm sạch vùng da, tránh vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.

– Để con mau hết rôm sảy cha mẹ cũng có thể cho con tắm với các bài thuốc dân gian như tắm lá trà xanh, lá kinh giới, lá sài đất, lá khế… sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm và làm lành nhanh các tổn thương.

– Khi trẻ sơ sinh bị mụn trên mặt thì bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc bôi, bởi nếu không cẩn thận thì thuốc sẽ dễ dính vào mắt và mũi, ảnh hưởng tới hệ hô hấp cũng như giác mạc của bé. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

– Cho con mặc quần áo thoáng mát, dễ chịu, tốt nhất là mặc đồ bằng chất liệu cotton vừa mát lại dễ thấm mồ hôi, giúp bệnh nhanh khỏi.

– Cho bé nằm ở phòng thoáng mát, lưu thông khí tốt để giúp cơ thể bé luôn được mát mẻ.

– Thường xuyên lau người cho con bằng khăn lạnh sẽ giúp hạn chế rôm sảy, tuy nhiên cần lau nhẹ nhàng tránh gây trầy xước các nốt mụn.

– Ngoài ra nếu như trẻ sơ sinh bị nổi mụn ở mặt mà càng diễn biến nặng hơn, lan rộng hơn thì cha mẹ cần phải đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám, tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả, giúp con mau chóng hết bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.