Warning: include(/home/commanngua/domains/manngua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache-base.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/manngua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 79

Warning: include(): Failed opening '/home/commanngua/domains/manngua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache-base.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/manngua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 79

Warning: include_once(/home/commanngua/domains/manngua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/ossdl-cdn.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/manngua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 101

Warning: include_once(): Failed opening '/home/commanngua/domains/manngua.com/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/ossdl-cdn.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/manngua/public_html/wp-content/plugins/wp-super-cache/wp-cache.php on line 101
Trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở chân và cách điều trị trong một "nốt nhạc"
Home / BỆNH HỌC / Trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở chân và cách điều trị

Trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở chân và cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở chân. Mặc dù đây là một dạng triệu chứng không gây nguy hiểm, nhưng phát hiện sớm được nguyên nhân sẽ giúp trẻ được điều trị sớm, đạt hiệu quả cao hơn.

Các mẹ có thể căn cứ những nốt phát ban và những triệu chứng đi kèm để có thể đưa ra phán đoán ban đầu.

Phát ban do viêm da dị ứng tiếp xúc

Làn da non nớt của trẻ rất nhạy cảm nên có thể bị phát ban nếu tiếp xúc với các chất gây kích ứng phổ biến như nước xả vải, quần áo lâu ngày mặc lại, khói bụi, khói thuốc lá,… Đặc điểm của viêm da dị ứng tiếp xúc là những nốt phát ban dạng nổi mẩn đỏ. Nó không chứa mủ, không để lại vết sẹo hoặc đóng vẩy khi khỏi bệnh. Những nốt mẩn đỏ này thường có kích thước lớn, thường xuất hiện trên vùng bụng hoặc đùi, ít khi xuất hiện trên mặt và cẳng chân.

Rất khó để tìm được nguyên nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh ít khi gây nguy hiểm và thường tự khỏi chỉ sau 1 – 2 ngày.

Trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở chân
Trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở chân

Trẻ có thể bị phát ban ở chân do viêm da dị ứng tiếp xúc

Phát ban do viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc khác với viêm da tiếp xúc dị ứng. Phát ban của bệnh khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, có thể chứa mủ nhưng không nhiều sau đó sẽ bong ra rồi tạo thành một dạng vết thương hở. Các vết phát ban do viêm da tiếp xúc thường chỉ xuất hiện trên một vùng da nhất định nơi tiếp xúc với các chất gây kích thích. Tuy nhiên, thường thì cả hai chân hoặc hai tay của trẻ đều có thể phát ban do chúng thường cùng lúc tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Nguyên nhân thường là do các chất độc hại hoặc các chất gây ngứa. Nước bẩn, chăn chiếu, đồ chơi có thể là thủ phạm gây ra vấn đề này.

Điều trị viêm da tiếp xúc mặc dù không khó khăn nhưng cần thời gian lâu dài hơn viêm da tiếp xúc dị ứng. Nó có thể để lại các vết thâm đen do sẹo hình thành sau phát ban.

Viêm da tiếp xúc gây mủ ở trẻ – trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở chân

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân

Phát ban do côn trùng cắn

Đặc điểm nổi bật là các vết phát ban hình thành không theo quy luật. Chúng nổi lên thành dạng mẩn đỏ và có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào nhưng thường là tay hoặc chân do không được bảo vệ bởi quần áo. Muỗi, kiến, bọ chét, hoặc ghẻ thường là thủ phạm.

Hiện nay ít khi côn trùng cắn trở thành một vấn đề y tế nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ cần cẩn trọng vì một số loại côn trùng có độc tố cao đôi khi có thể gây tử vong. Nếu em bé bị nhiễm độc nặng, cấp cứu y tế là cần thiết càng sớm càng tốt.

Điều trị cho trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở chân

-Khi phát hiện trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở chân, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh. Phát ban trên chân hoặc các vùng da khác thường không phải là dấu hiệu của các vấn đề y tế nghiêm trọng. Các mẹ nên tiếp tục theo dõi chuyển biến của các vết phát ban, triệu chứng khác nếu có của em bé trước khi cho bé đi khám.

-Nếu bạn muốn giảm khó chịu, ngứa hoặc đau đớn do các vết phát ban, có thể đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu. Các bác sĩ có thể kê đơn dùng các loại thuốc trung hòa dị ứng, thuốc làm dịu làm mát và diệt khuẩn bôi ngoài da, thuốc bổ để tăng cường hệ thống miễn dịch, thuốc kháng histamin để giảm ngứa… Không nên tùy tiện mua thuốc cho bé khi chưa có sự tư vấn của các bác sĩ nhất là các loại thuốc uống trực tiếp hoặc dùng qua đường tiêm truyền.

-Vệ sinh vùng da bị bệnh của bé với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng giúp đem lại  tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da. Sản phẩm chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên, không chứa hóa chất bảo quản, chất tạo mùi tạo bọt, không corticoid nên an toàn tuyệt đối cho làn da của bé.

Các mẹ có thể sử dụng các biện pháp sau để giảm ngứa và khó chịu tạm thời cho trẻ: chườm đá vào vùng bị mẩn ngứa; ngâm chân trong chậu nước ấm hoặc trong nước lá thảo dược như lá chè xanh, lá trầu không, mướp đắng…

Điều quan trọng là phải theo dõi con sát sao, phát hiện sớm các biến chứng để có phương án xử lý kịp thời.

Tham khảo:

>>> Điều trị nổi mẩn đỏ trên da và ngứa

>>> Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay chân