Các mẹ nên biết rằng da của em bé sơ sinh cực kỳ nhạy cảm, vì thế rất dễ làm xuất hiện các viêm nhiễm ngoài da, điển hình là tình trạng mọc mụn nước trên da. Nhưng trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước gây ra những hệ quả thế nào thì không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia mụn nước nhỏ ti li có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên toàn cơ thể bé, tuy nhiên dễ gặp nhất là mụn nước trên mặt, đầu, tay, chân, má, lưng hoặc mông… Đặc điểm nhận biết các mụn nước này đó chính là các nốt mụn rất nhỏ, thường mọc riêng lẻ hoặc từng cụm, phía bên trong mụn này là chất lỏng có màu trong suốt, màu vàng nhạt hoặc có mủ và máu. Nhìn xung quanh mụn sẽ bị thâm hoặc là rộp đỏ lên, nếu để lâu mụn sẽ vỡ ra rồi khô dần, tạo thành lớp vẩy rồi dần bung ra.
Bài viết liên quan:
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước có nguy hiểm không?
Các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi con mọc mụn nước, nhất là các mụn nước trên đầu và mặt. Bởi nếu càng để lâu mà không có biện pháp chăm sóc tốt thì mụn nước sẽ bị vỡ ra rồi lây lan tới các vị trí xung quanh. Thậm chí còn gây nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh nặng hơn.
Không những thế trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trên đầu và mặt còn xuất phát từ những nguyên nhân hết sức nguy hiểm như:
+ Do da của bé bị vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập, tấn công dẫn tới bệnh viêm da rồi làm hình thành các mụn nước to nhỏ khác nhau.
+ Do trẻ bị côn trùng cắn: khi bị côn trùng cắn mà không được xử lý tốt thì vết thương sẽ bị nhiễm trùng rồi lên mụn nước.
+ Do bé bị bỏng: khi bị bỏng nước hoặc vật dụng có nhiệt độ cao sẽ gây tổn thương da của bé rồi gây ra các mụn nước.
Các mụn nước mọc trên đầu và mặt sẽ khiến bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, đau rát nhưng do còn nhỏ nên bé không thể gãi cũng như nói, bé sẽ quấy khóc liên tục, bỏ bú, khóc cả ngày lẫn đêm, mất ngủ, cáu gắt, chậm phát triển…
Nguy hiểm hơn nếu như trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trên mặt và đầu mà do vi khuẩn gây ra thì càng nghiêm trọng. Bởi lúc này cơ thể bé đang bị nhiễm khuẩn lại cộng thêm sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch còn rất non yếu rất dễ gây nhiễm trùng huyết, từ đó khiến bé bị sốt cao và co giật.
Đặc biệt nếu vi khuẩn mà tấn công vào màng não, tim và phổi của bé thì không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, sinh hoạt của bé mà còn đe doạ tới cả tính mạng của trẻ.
Chính vì thế khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước thì cha mẹ cần phải chú ý kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý cũng như chăm sóc con một cách hợp lý nhằm tránh được những nguy hại không đáng có đối với sức khoẻ của trẻ
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh mọc mụn nước
– Đầu tiên, các mẹ cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách cho trẻ tắm rửa đều đặn hàng ngày với nước ấm, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
– Khi tắm hoặc lau rửa thì bạn cần chú ý hết sức nhẹ nhàng để tránh gây vỡ mụn nước
– Có thế cho con tắm với các nước lá như lá khế, lá kinh giới, lá trà xanh… tuy nhiên cần pha loãng, không nên quá đặc sẽ giúp làm dịu và sạch vùng tổn thương.
– Không nên quấn, ủ bé quá kỹ sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể bé tăng cao và làm cho các mụn nước phát triển nhanh. Thay vào đó nên cho bé mặc đồ bằng chất liệu cotton vừa mềm mịn lại còn thấm hút mồ hôi tốt.
– Với trường hợp dùng thuốc bôi thì nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.
– Ngoài ra nếu như tình trạng nổi mụn mà tiến triển nặng hơn thì cần cho bé tới gặp bác sỹ chuyên khoa để khám và có hướng điều trị tốt hơn.
Nguồn: http://manngua.com/