Bé bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không kịp thời xử lý sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Vì vậy, cha mẹ chớ nên coi thường!
Theo các chuyên gia, việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều không hề dễ dàng, nhất là với những ông bố bà mẹ mới lần đầu làm cha mẹ. Bởi đây là giai đoạn mà sức đề kháng của trẻ còn non yếu, các bộ phận trong cơ thể đang trong quá trình hoàn thiện nên rất dễ gặp phải những vấn đề về sức khoẻ, điển hình là các vấn đề về da như nổi mẩn đỏ, rôm sảy, ngứa ngáy, mụn nhọt, mụn mủ, lở loét, chốc…
Đọc thêm:
Nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay:
– Do dị ứng với tác nhân bên ngoài: Nếu thấy chân và tay của trẻ mọc các nốt mẩn đỏ thì rất có thể là do bé bị dị ứng với sự thay đổi thời tiết, phấn hoa hoặc lông thú trong nhà… nếu môi trường sống ẩm mốc cũng rất dễ khiến bé bị dị ứng.
– Do dị ứng với thức ăn: trẻ nhỏ chức năng tiêu hoá vẫn chưa ổn định nên nếu mẹ mà ăn nhiều các thực phẩm như hải sản, tôm, cua, đồ tanh thì rất dễ khiến trẻ nổi mẩn đỏ.
– Do bé bị côn trùng cắn hoặc là do sốt phát ban khiến cho vùng da ở cánh tay và chân của bé mọc các mụn mẩn đỏ.
– Do bé bị dị ứng sữa hoặc khô da dẫn tới chàm sữa, làm hình thành nên các nốt mẩn đỏ ở tay và chân, ngoài ra còn có thể mọc ở hai bên má, mặt, hoặc khắp người.
– Do yếu tố cơ địa: nói đơn giản nếu cha mẹ có tiền sử hay mắc các bệnh về da thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao nổi mẩn đỏ so với những đứa trẻ khác.
Cách chăm sóc bé bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay:
>>> Xem thêm: Bé bị mẩn ngứa khắp người và cách điều trị hiệu quả nhất
Để con sớm hết nổi mẩn đỏ thì cha mẹ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc sau:
1, Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé phù hợp
Theo đó mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con nhưng cần ưu tiên chọn thức ăn dễ tiêu và tốt cho hệ tiêu hoá, nên dùng dầu thực vật thay vì mỡ động vật. Bổ sung nhiều nước và vitamin C, trái cây cho bé nhằm tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt mẹ có thể cho bé ăn các món ăn giúp hỗ trợ điều trị mẩn đỏ cho bé như cháo đậu xanh, canh rau sam với rau muống…Đồng thời cho trẻ tránh xa các thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, hải sản; không cho bé ăn đồ ăn quá mặn để tránh tích nước và natri.
2, Cho bé tắm với các loại lá
Khi bé bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay thì mẹ có thể cho con tắm với những loại lá sau:
– Tắm lá trà xanh: loại lá này không những có khả năng sát khuẩn, chống viêm mà còn giúp trị mẩn ngứa hiệu quả. Vì thế mẹ dùng lá trà xanh rửa sạch nấu nước tắm cho bé hàng ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
– Tắm sài đất: sài đất là loại thảo dược tốt, giúp kháng khuẩn, chống lở loét nên trị chứng nổi mẩn ngứa ở da rất tốt. Theo đó mẹ lấy sài đất rửa sạch, nấu với nước rồi pha ra chậu cho con tắm hàng ngày là mẩn sẽ sớm hết.
– Tắm lá khế: lá khế nấu giúp làm mát da, sát khuẩn và điều trị nổi mẩn đỏ cực tốt. Mẹ cho bé tắm mỗi ngày với nước lá khế là con sẽ sớm hết mẩn.
– Dùng mướp đắng: mẹ nấu mướp đắng chắt lấy nước pha ra chậu rồi cho bé ngâm mình trong đó, sau đó tắm lại nhanh hết mẩn.
3, Vệ sinh đúng cách khi bé bị nổi mẩn đỏ ở chân và tay
– Tắm rửa hàng ngày bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để đảm bảo da của bé, nhất là vùng nổi mẩn luôn được sạch sẽ, thông thoáng, ngăn ngừa viêm nhiễm và vi khuẩn tấn công.
– Không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú hoặc các loại thảm lông cũng cần tránh.
– Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
– Giữ môi trường sống cho bé được sạch sẽ và mát mẻ.
Nếu dấu hiệu bệnh nặng hơn thì cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ để được thăm khám cụ thể.