Home / BỆNH HỌC / Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông

Các chuyên gia cho rằng, thực tế khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông hoặc bất cứ vị trí nào trên da cũng là triệu chứng của bệnh lý về da. Bởi da bé sơ sinh cực kỳ nhạy cảm, lại rất mỏng manh nên nếu bạn không biết cách chăm sóc, vệ sinh thì rất dễ gây nổi mẩn đỏ. Các nốt mẩn này thường mọc ở vùng mông, nhỏ có màu đỏ hoặc đỏ hồng, để lâu sẽ vỡ chảy nước rồi đóng vảy khiến bé ngứa ngáy, khó chịu.

Bài viết liên quan:

Làm gì khi trẻ bị ngứa toàn thân không rõ nguyên nhân

Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa

Nguyên nhân da đầu trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông:

Hăm mông - trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông
Hăm mông – trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông

Sở dĩ trẻ sơ sinh dễ bị nổi mẩn đỏ ở mông đó thường là do hăm tã, viêm da. Bởi trong những tháng đầu sau sinh bé thường phải đóng bỉm tã liên tục, trong thời gian dài khiến vùng da ở mông bị bí bách, không được lưu thông không khí với bên ngoài. Thêm vào đó vùng mông cũng dễ bị phân và nước tiểu tiếp xúc thường xuyên nên nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hình thành rôm sảy cũng như các nốt mụn đỏ hay mụn đầu mủ khá nguy hiểm.

Đặc biệt là vào thời tiết mùa hè nóng nực, oi bức mà phải đóng bỉm thường xuyên, trẻ tiết mồ hôi nhiều sẽ càng dễ phát ra các mẩn đỏ. Đồng thời trẻ em sơ sinh bị nổi mẩn đỏ cũng có thể là do sử dụng loại tã chất lượng kém khiến da bé bị hăm rồi nổi mụn.

Hơn nữa khi các nốt mẩn đỏ mà mọc ở mông thì cha mẹ cần phải hết sức lưu ý trong việc chăm sóc con bởi trẻ sơ sinh thường nằm nhiều nên vệ sinh khó, các tổn thương sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không biết cách xử lý.

Tìm hiểu thêm: Trẻ nổi mề đay khắp người phải điều trị như thế nào?

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông:

– Đầu tiên bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ thân thể trẻ, nhất là vùng mông, cơ quan sinh dục. Do vùng mông thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công, do vậy các mẹ cần lau chùi, rửa, vệ sinh bằng nước ấm cho bé nhằm làm sạch da, ngăn chặn vi khuẩn phát triển, giúp bé dễ chịu hơn. Sau khi rửa xong thì cần dùng khăn khô mềm lau khô rồi mới đóng tã hoặc bỉm.

– Nên kiểm tra lại chất lượng loại tã, bỉm mà bạn đang cho con dùng xem có đảm bảo không, nguồn gốc ra sao, tốt nhất là phải sử dụng tã bỉm có nguồn gốc rõ ràng, của thương hiệu uy tín

– Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ bạn có thể cho con tắm với các nước lá như lá kinh giới, lá khế, lá trà xanh hay lá sài đất cũng rất tốt. Thành phần của các loại lá này có khả năng kháng viêm tốt, giúp diệt khuẩn và làm lành nhanh tổn thương, do vậy sẽ giúp bé nhanh hết bị ngứa ngáy, sớm hết mẩn đỏ.

– Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế cho bé đóng tã, thỉnh thoảng có thể để cho bé nude. Nên lựa chọn vải quần bé mặc bằng chất liệu cotton để giúp thoáng mát và thoát mồ hôi.

– Nếu như dùng thuốc bôi thì bạn cần phải tham khảo kỹ hướng dẫn của bác sỹ trước khi dùng, tốt nhất nên chọn sản phẩm có chứa thành phần hoàn toàn tự nhiên, an toàn cho da bé, tránh gây kích ứng với da.

Lời khuyên: nếu tình trạng nổi mẩn mà diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, tức là số lượng mụn đỏ mọc nhiều, lan rộng, có vết xước, trẻ quấy khóc nhiều thì bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được khám và điều trị kịp thời.

Trang chủ: http://manngua.com/